Thứ Ba, 27 tháng 9, 2016

Nước mưa gây hại đến sức khỏe người sử dụng

Nước mưa gây hại đến sức khỏe người sử dụng

Trong dân gian ông cha ta thường đặt tên cho nước mưa là nước không rễ và theo quan niệm nước mưa rất sạch do có nguồn gốc từ trên trời rơi xuống, loại nước này chứa ít tạp chất, trong vắt không có mùi tanh của sắt hay các kim loại khác như nước thường thấy khi đào giếng. 

Tuy nhiên trong bối cảnh hiện nay liệu nước mưa còn an toàn ?




Hiện nay nước mưa không an toàn như nhiều người thường nghĩ, đặc biệt tại những nơi có các khu công nghiệp hóa chất, khói bụi được xả thẳng ra môi trường. Trong quá trình tích tụ trên cao mưa rơi xuống, trong quá trình đó những hạt mưa có thể cuốn theo những hạt bụi bẩn được thải ra môi trường. Chính bởi điều đó những hạt mưa đó chứa rất nhiều chất ô nhiễm như (axit nitric, axit sunfuric,..), ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người sử dụng. Kéo với đó nước mưa thường được hứng chảy xuống từ trên các mái nhà, nơi chứa rất nhiều bụi bẩn sau nhiều ngày tích tụ.

Nước mưa cũng có đặc tính nước cất, do được thu lại do quá trình ngưng tụ trong quá trình bốc hơi của nước từ biển hoặc sông, hồ chính bởi điều đó nước mưa thiếu rất nhiều các chất khoáng vi lượng có ích cho sức khỏe con người 

Việc sử dụng nước mưa trong sinh hoạt hàng ngày như ăn, uống người dùng cần đun sôi nước trước khi sử dụng nhằm diệt khuẩn một cách tối đa nhất. Khi dùng để tắm đặc biệt là trẻ em người dùng cần hết sức lưu ý có thể gây dị ứng cho bé với các biêu hiện mẩn ngứa do da bé rất nhạy cảm cùng đề kháng yếu.

Bởi vậy việc lọc sạch nước mưa trước khi sử dụng vô cùng quan trọng với một chiếc máy lọc nước cồng kềnh không những sẽ khiến chi phí rất cao ngoài ra phải cần sử dụng đến điện rất phiền toái khi phải sử dụng ở ngoài trời thì đầu lọc nước tại vòi có thể giúp bạn khắc phục được điều đó một cách dễ dàng không kém những chiếc máy lọc nước khi được tích hợp nhiều tầng lọc trong một đầu vòi.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2016

Những cách chọn chậu rửa bát đúng chất lượng bạn nên biết

Những cách chọn chậu rửa bát đúng chất lượng bạn nên biết

Khi chọn chậu rửa bát yếu tố quan trọng nhất đó là cấu trúc, hình dáng và vật liệu cấu tạo lên chậu
Chậu rửa bát là thiết bị không còn xa lạ trong mỗi căn phòng bếp gia đình Việt Nam hiện nay. Chính bởi vậy việc lựa chọn môt chiếc chậu rửa phù hợp là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng tới cuộc sông hàng ngày của gia đình bạn. Trong bài viết này Picenza sẽ tư vấn cho bạn cách chọn mua chậu rửa bát đạt chuẩn.
Kết cấu chậu
  1. Loại chậu rửa bát đơn, kích thước lớn.
1
  • Ưu điểm: Chậu rửa bát đơn với thiết kế sâu lòng giúp bạn có thể dễ dàng ngâm những chiếc nồi, chảo có kích thước lớn hoặc có thể nhâm một số lượng lớn các đồ dùng cần rửa khi cần
  • Nhược điểm: Với kết cấu chậu đơn bạn không thể làm nhiều việc cùng một lúc, điều này sẽ khiến các bà nội trợ có phần lúng túng hơn.
Sharon Flatley - Thạc sỹ thiết kế bếp và phòng tắm cho biết thiết kế bồn rửa bát ngày càng rộng hơn, sâu hơn và đa dạng hơn. Hầu hết các khách hàng của cô đều chọn bồn rửa bát đơn, sâu lòng với đường kính từ 84 - 92 cm và sâu từ 20 - 25 cm. "Đây là loại bồn rửa rất linh hoạt, nó hoạt động hiệu quả dù cho bạn nấu nướng nhiều hay ít", cô nói.
  1. Chậu đôi với kích thước khác nhau ( tỷ lệ 60/40 hoặc khác)
2
  • Ưu điểm: Chậu rửa bát đôi cho phép người nội trợ có thể làm nhiều nhiệm vụ cùng một lúc như rửa bát và rửa rau một cách dễ dàng. Chậu rửa tỷ lệ 60/40 thường được thiết kế với kích thước một chậu là 45cm còn kích thước chậu còn lại là 35cm.
  • Nhược điểm: Việc ngâm và rửa nồi niêu hoặc vật có kích thước lớn thường gặp khó khắn
"Với những khách hàng muốn sự linh hoạt, bồn rửa bát đôi chính là lựa chọn hoàn hảo", Flatley chia sẻ. "Ngoài ra, nhiều người đã quen sử dụng bồn rửa đôi và không muốn thay đổi".
Dave Burcher - Hiệu trưởng của trường In House tại New York đưa ra nhận xét rằng bồn rửa đôi không nhất thiết bị giới hạn bởi tỷ lệ 60/40: "Mặc dù đây là tỷ lệ phổ biến nhất nhưng các lựa chọn tùy chỉnh gần như là vô hạn".
  1. Chậu rửa bát đôi với kích thước bằng nhau 50/50
3
  • Ưu điêm: Thiết kế của loại chậu rửa bát này dành cho những ai thích kiểu dáng đối xứng trong thiết kế, nó cho phép người sử dụng thực hiện nhiều công việc trong cùng một lúc: làm sạch, chẩn bị, rửa bát
  • Nhược điểm: Khi rửa xoong, nồi có kích thước lớn có thể người dùng phải để lên mặt bàn để có thể cọ rửa.
  1. Chậu rửa 3 ngăn ( 2 ngăn to, 1 ngăn nhỏ kèm giỏ đựng rác)
4
  • Ưu điểm: Với thiết kế của loại chậu này, bạn có thể sử dụng giỏ đựng rác độc lập với chậu rửa
  • Nhược điểm: Một số mẫu chậu rửa 3 ngăn giống như trong hình bạn không thể loại bỏ rác có trên quầy bếp và đổ vào giỏ đựng rác, để sử dụng loại chậu này bạn cần sử dụng nhiều không gian hơn so với các loại chậu khác.
Chất liệu của chậu rửa bát:
  1. Thép không gỉ ( inox)
  • Ưu điểm: Loại chất liệu này rất dễ được làm sạch và thường có độ bền cao có thể chống gỉ
  • Nhược điểm: Với chất liệu kim loại điều này cũng khiến loại chậu này rất thường hay bị trầy xước trên bề chậu rửa bát Picenza mặt tuy nhiên vẫn có thể khắc phục được. Ngoài ra với chất liệu này thì nguồn nước gia đình bạn sử dụng cũng đóng góp một phần rất quan trọng vào tuổi thọ của sản phẩm, với nguồn nước cứng chậu rửa inox sẽ bị bám cặn vôi, xỉn màu trong suốt quá trình sử dụng.
  1. Sứ
  • Ưu điểm: Sứ là một chất liệu được truyền thống làm tăng thêm tính sang trọng, trang nhã cho căn phòng bếp. Những ai yêu thích màu sắc sặc sỡ chắc hẳn sẽ vui mừng vì có vô vàn sự lựa chọn.
  • Nhược điểm: Bồn rửa làm bằng chất liệu sứ rất dễ bị trầy xước, nứt do các đồ vật bằng chất liệu kim loại như xoong, nồi gây ra và rất khó có thể khắc phục.
  1. Hợp chất đá Granit
  • Ưu điêm: Được làm từ chất liệu đá Granit và Polyme với chất liệu này bạn có thể không cần phải lo lắng về trầy xước hoặc sứt mẻ
  • Nhược điểm: Với bồn rửa bát này có thể bị đổi màu và đòi hỏi người sử dụng phải thường xuyên phải bảo trì
  1. Đá tự nhiên:
  • Ưu điểm: Trong các loại đá tự nhiên được thiết kế làm chậu thì loại đá phiến được sử dụng thông dụng nhất bởi phù hợp với chất liệu quầy bếp, đem đến cho người xem có cái nhìn sang trọng.
  • Nhược điểm: Giá thành của đá tự nhiên thường rất cao, dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng đòi hòi người sử dụng phải luôn cẩn trọng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Đọc thêm: bình nước nóng nào bền nhất